Ngành công nghiệp thời trang và mức độ tín nhiệm của cộng đồng (Phần 2)

PHẦN 2: NÓI TIẾNG NÓI CỦA CỘNG ĐỒNG
HÃY DÙNG CHÍNH KHÁCH HÀNG ĐỂ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM

Sản phẩm dù có tốt đến mấy cũng rất khó để có thể gắn kết với khách hàng. Trong một thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, ai cũng hiểu rõ rằng chỉ có sản phẩm tốt thôi là chưa đủ. Đó là lý do khả năng gắn kết với cộng đồng của môt thương hiệu là vô cùng quan trọng; nhất là ở lĩnh vực thời trang. Các nhãn hàng cần biết học cách nói chuyện với khách hàng của mình sao cho phù hợp về mặt thời gian, không gian và theo cách thức phù hợp nhất. Các thông điệp quảng cáo truyền thống đã trở nên quá đỗi tầm thường khi được sử dụng lần này qua lần khác. Và khi các phương tiện truyền thông đang dần trở nên bão hòa, người tiêu dùng rõ ràng đang trông chờ vào một điều gì đó đột phá hơn.

Một thương hiệu sẽ trở nên khác biệt hơn tất cả những đối thủ nhờ vào các hoạt động thương hiệu, vào những thông điệp có thái độ và tông giọng khác ấn tượng. Chỉ khi xây dựng cho mình một thông điệp mạnh mẽ, riêng biệt với một thái độ khác biệt, nội dung mới có thể trở nên viral. Các thương hiệu không thể nào có được lòng tin của khách vời nếu chỉ cẩu thả viết nội dung cho có.

Và chỉ khi đạt được điều này, nhãn hàng mới có thể chuyển đến step 2, đó là dùng chính những khách hàng của mình làm phương tiện truyền thông. “Đừng chỉ nói chuyện với khách hàng của bạn, hãy nói thông qua họ và nói cùng nhau” Leila Fataar, nhà sáng lập của Platform13, một nền tảng tư vấn doanh nghiệp của London chia sẻ. Platform13 là đã nhiều lần thành công trong việc xây dựng các chiến dịch brand activation (kích thích thương hiệu) sử dụng nền tảng văn hóa cộng đồng làm trung tâm cho những doanh nghiệp tên tuổi như adidas, Under Armour, hay Beats by Dre.

Để bắt đầu, hãy xây dựng một sản phẩm có câu chuyện. Tiếp đến, nói về câu chuyện này, nói thật nhiều, chia sẻ nói khắp mọi nơi. Hãy để những nhân viên của công ty là các khách hàng đầu tiên, các phương tiện truyền thông đầu tiên. Dần dần, khách hàng của bạn sẽ bắt đầu nói về nó. Dù phản hồi có tích cực hay tiêu cực, phải nhớ không được bàng quang với bất kì thông tin nào. Công ty cần luôn đồng hành với khách hàng, chạy những chiến dịch để nhắc nhở họ rằng “hey, chúng tôi vẫn ở đây” để thương hiệu hay các sản phẩm của bạn không bị rơi vào dĩ vãng. Điều này dẫn chúng ta tới bước tiếp theo, hãy tiếp thu những ý kiến của cộng đồng.

TIẾP THU Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG

Dĩ nhiên không phải bất kì thương hiệu nào cũng có thể làm được điều này. Một số thì không hề chịu lắng nghe xem khách hàng muốn gì (Thrasher, Versace, Hermes), một số khác lại đang lắng nghe “quá trớn” (Champion, LV,…). Rõ ràng việc tiếp thu này hoàn toàn không phải dễ dàng gì, chưa kể đến việc phải kiểm soát các ý kiến đó sao cho không bị “vượt quá” khả năng giải quyết khủng hoảng. Nhưng nếu nhãn hàng có thể xoay sở quản lý được điều này, thành công chắc chắn sẽ đến, thể hiện qua chính các phản hồi tích cực của khách hàng.

Việc tiếp thu này đang trở nên tương đối dễ dàng với internets, các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội. Tuy nhiên, nó cũng dẫn tới thách thức khác, đó là sự biến mất dần của những bản sắc riêng. Rõ ràng để xây dựng một thương hiệu thành công, bạn phải bắt đầu từ một nền văn hóa nào đó, có nguồn gốc, lịch sử và các đặc trưng. Đó là nguồn gốc và là cơ sở để phát triển thương hiệu, nhất là với các nhãn hàng thời trang. Sự biến mất của các nền văn hóa nhỏ lẽ sẽ dẫn đến nguy cơ biến mất một nền văn hóa lớn hơn, có tầm ảnh hưởng rộng hơn, và thực tế hơn là các thương hiệu thời trang sẽ mất gốc.

Vậy nhìn theo một góc độ tươi sáng hơn, làm sao các nhãn hàng thời trang có thể lắng nghe được cộng đồng mình muốn gì, để đáp ứng và kiếm soát, từ đó gia tăng mức độ tín nhiệm của cộng đồng? Hãy bắt đầu bằng những chiến dịch chia sẻ, trao đổi, nói chuyện với chính cộng đồng, đối tượng khách hàng để xem thương hiệu có thể làm gì để mang lại giá trị cho họ. Đúng vậy, đây là một khía cạnh hay, bởi chỉ khi cho đi thì ta mới nhận lại, và nếu cộng đồng thấy được nhãn hàng đang mang lại giá trị cho mình, thì tội gì họ không tiếp nhận thương hiêu này nhỉ?

Rất nhiều thương hiệu thời trang hiện nay sau khi nhắm được cho mình cộng đồng nhất định đã lựa chọn một KOL mang tính ảnh hưởng để thay mặt brand nói chuyện với khách hàng. Và điều này rất nhiều lần gây ra các thất bại trầm trọng. Bạn cần tìm một người đại diện cho cộng đồng, có sức ảnh hưởng chứ không phải có nhiều likes và followers nhất. Họ sẽ là các cá nhân, tổ chức giúp định hình nền văn hóa của cộng đồng, nổi tiếng với những hành cộng có ý nghĩa và MANG LẠI LỢI ÍCH CHO CỘNG ĐỒNG. Nên nhớ, một ngôi sao hạng A, có rất nhiều followers hoàn toàn không thể tạo ảnh hưởng nếu không mang lại bất kì lợi ích gì cho cộng đồng, cụ thể hơn là cho đối tượng mục tiêu của bạn.